Thông số kỹ thuật tòa cửu long ms03
Kích thước: Tượng cao tổng thể 1m27
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít
Chất Liệu Sơn: Sơn Ta, sơn son thếp vàng
Sử Dụng: Nơi Thờ cúng linh thiêng như đền, chùa
Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
Giá Thành: Quý khách liên hệ để biết thêm thông tin
Hình ảnh mẫu tòa cửu long ms03
Ý Nghĩa Tòa Cửu Long
Tượng phật thích ca sơ sinh đã phát triển lên thành Toà Cửu Long, diễn tả sinh động và đầy đủ truyền thuyết đản sinh, lấy cây vô ưu làm bối cảnh, cùng với bầu trời đan bởi chín con rồng phun nước, Đế Thích, Phạm Thiên cùng các Thiên thần dâng hoa ca múa chào mừng. Toà Cửu Long là cả một quần thể gồm rất nhiều pho tượng đặt trong sự phối cảnh phức hợp. Nội dung cốt lõi của tác phẩm phải diễn tả thấu triệt ý nghĩa thăng diệu của sự kiện Đản sinh. Bối cảnh lấy trời đất vũ trụ bao bọc, đồng thời làm nền tôn cao chân Ngã Như Lai. Phật là biểu tượng của cả Vô Tướng và Thực Tướng.
Cũng có thể hiểu chữ Ngã trong câu nói “Thiên Thượng Thiên Hạ duy Ngã độc tôn” của Thích Ca theo tinh thần lời thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở vườn Lộc Uyển về Tứ Thánh đế và Bát Chính đạo. Con người sinh ra trên thế gian đều chịu khổ, cả về thể chất và tinh thần. Nguồn gốc của sự khổ đó là sự ham muốn quyền lực, ham vui, ham sống. Muốn trừ sự khổ đó thì chỉ có tự mình giải thoát cho mình thôi. Chỉ có theo tám con đường chính (Bát chính đạo) mà Phật với tư cách là Người giác ngộ, bậc Đạo sư, đã vạch ra mới tự giải thoát được. Chữ Ngã ở đây có thể hiểu là cái Ta Giác Ngộ. Nếu mọi chúng sinh nếu thấu hiểu được Tứ Diệu đế và thực hiện được Bát Chính đạo thì đều trở thành cái Ta Giác Ngộ, cái Ngã Vô Tướng – Thực Tướng, mới đáng là độc tôn giữa trời đất, trong mọi cõi trời.
Hình ảnh chín con rồng phun nước là sự kết hợp tuyệt vời giữa triết lý Phật Giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ, thể hiện lòng cầu mong của người làm ruộng được mưa thuận gió hoà để bước vào một vụ mùa phong đăng hoà cốc. Phật ra đời vào tháng tư âm lịch, là kỳ nắng hạn thiếu nước cho ruộng đồng. Phật ra đời là một Đấng Cứu tinh, đem lại mưa móc cho ruộng đồng, cây cỏ nơi hạ giới, các Thiên Vương tuân mệnh, những thiên long thực hiện. Chư thiên hết thảy vui mừng, con người đều sung sướng. Trong mạch suy tưởng đó, đặt các hệ tượng Phật giáo ở chùa Việt trong tâm thức của người dân nông nghiệp và nhất là trong cuộc sống xã hội và diễn trình lịch sử mà họ đã trải qua các thời kỳ để tìm hiểu thì chắc chắn sẽ biết được tỏ tường hơn giá trị phi vật thể, ý nghĩa văn hoá của các hệ tượng Phật.
Thông tin liên hệ
Đồ thờ Phú Cường
Địa chỉ: Xóm Hàn – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Emai: Sd.dotho@gmail.com
Hotline: 0946 839 111
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.