Tượng Phật A Di Đà

Hiển thị 1–24 của 33 kết quả


Đôi nét về Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng phạn amitābha và amitāyusAmitābha có nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”,  amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”. Đây là vị phật được thờ nhiều nhất trong phật giáo. Phật a di đà là trụ trì cõi cực lạc là vị phật tượng trưng cho Từ Bi và Trí Tuệ.
A Di Đà: là vô lượng giác, vô thượng, chí cực, đại thừa!
A: là mười Phương, ba đời tam thế Phật!
Di: là tất cả chư Bồ Tát!
Đà: là tám vạn chư kinh giáo của Phật!
Niệm Phật A di đà là một pháp tu dưỡng của Phật tử giúp không phải trải qua vô số kiếp luân hồi mà sẽ được “đới nghiệp vãng sanh”. Nghĩa là sẽ được “mang theo nghiệp” và “vãng sanh” về cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A di đà. Ở Tây Phương Cực Lạc là đã ra khỏi luân hồi nên sẽ được “bất thối chuyển”, kết hợp với cảnh thuận duyên ở cõi Cực Lạc mà tiếp tục tu tập, giải nghiệp và chắc chắn sẽ thành Phật.
Đây là cách tu dưỡng kết hợp tự lực và Tha lực là dựa vào các đại nguyện của Phật A di đà. Là một pháp tu nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều vì không chỉ dựa vào tự lực của chính mình. Pháp tu này thường dựa vào đại nguyện thứ 18 của Phật A di đà bằng cách nhất tâm niệm 10 lần câu “Nam-mô A-di-đà Phật” lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc. Pháp tu này dựa trên 3 nền tảng Tín, Nguyện, Hạnh. Nghĩa là:
  • Tín là tin tưởng vào cõi Tịnh độ, tin vào lời thề tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà, tin vào khả năng của mình hoàn toàn có thể thực hiện được và chắc chắn được Phật tiếp dẫn vãng sanh về cõi Tịnh độ. Pháp tu niệm Phật A Di Đà do chính Phật Thích Ca truyền dạy. Nhiều bậc cao tăng của các tông phái khác cũng đã giảng giải, xưng tán, khuyến khích niệm Phật A Di Đà hoặc song tu.
  • Nguyện là phát nguyện dũng mãnh, tha thiết, quyết tâm về cõi Tịnh độ, từ đó buông xả, không tham luyến bất kỳ điều gì khác. Dù để thành Phật cứu giúp chúng sanh hay chỉ để giải thoát khỏi khổ ách trong sinh tử luân hồi, người theo pháp tu này cũng đều có phát nguyện mạnh mẽ, nhất quyết về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
  • Hạnh là công phu trì niệm và tu tập, nghĩa là từ niềm tin và phát nguyện mạnh mẽ, người tu kiên trì niệm “Nam mô A Di Đà Phật” (hoặc “A Di Đà Phật”) thường xuyên. Công phu tích lũy này sẽ giúp người tu được bảo vệ và gia trì để đủ khả năng niệm 10 lần câu “Nam mô A Di Đà Phật” lúc lâm chung để ứng với đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà và được Phật đến tiếp dẫn về cõi Tịnh độ.
Tượng phật A Di Đà mang một ý nghĩa rất lớn đối với chúng sinh. Tượng Phật A Di Đà không chỉ được đặt trong những ngôi chùa từ nhỏ đến lớn mà còn được nhiều Phật tử thỉnh về thờ tại gia. Tất cả mọi người khi lễ Phật A Di Đà đều mong Ngài giúp thoát khỏi những muộn phiền, thoát khỏi những chấp niệm nơi trần thế để trở về với sự từ bi hỷ xả của đức Phật. Bất kỳ ai chỉ cần có cái tâm tu hành, hướng thiện đều sẽ nhận được sự chỉ dẫn của Phật A Di Đà để loại bỏ tạp niệm và chỉ còn sự vô ưu, an yên.

Hình dáng tượng phật a di đà

Hiện nay tượng phật a di đà được làm bằng nhiều chất liệu như là bằng gỗ, bằng đá, bằng gốm sứ, thạch cao hay composite. Dù làm bằng chất liệu nào đi nữa thì tượng phật a di đà cũng được tạc theo 2 tư thế:
  • Tượng Phật A Di Đà là tư thế đứng, hai tay làm ấn giáo hóa, tay phải đưa ngang vai, chỉ lên; tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống; mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau tạo thành vòng tròn và hai lòng bàn tay hướng về phía trước.
  • Tư thế thứ hai của tượng Phật A Di Đà là tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền. Tay Phật có thể giữ một cái bát là dấu hiệu cho giáo chủ một cõi. (Ấn thiền là tư thế tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. Một dạng khác của ấn thiền là các ngón giữa, ngón áp út và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm vào nhau. Ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.)

Địa điểm uy tín chuyên đặt tạc tượng phật A Di Đà bằng gỗ

Tượng A Di Đà được bày bán rất nhiều chất liệu khác nhau tuy nhiên chất liệu gỗ được sử dụng phổ biến nhất. Nếu quý khách muốn đặt tượng phật a di đà bằng gỗ để cung tiến vào chùa hay thỉnh về thờ tại gia thì chất liệu gỗ thường dùng là gỗ mít.
Mặc dù hiện nay tượng Phật A Di Đà được bày bán, trưng bày tại rất nhiều cửa hàng, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm được 1 pho tượng ưng ý theo đúng kích thước ,mẫu mã và chất liệu gỗ mà mình mong muốn. Chính vì vậy việc tìm 1 cơ sở uy tín chuyên tạc tượng là điều mọi gia chủ đều quan tâm tìm hiểu.
Để giữ uy tín, và phát triển các sản phẩm đồ thờ tượng phật với khách hàng, chúng tôi đảm bảo khi bạn đặt tạc tượng phật A Di Đà bằng gỗ mít, được chế tác, gia công sắc xảo và có giá trị tâm linh cao, thì chỉ có địa điểm duy nhất đó là công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Phú Cường.
Nếu quý khách có nhu cầu hày liễn hệ với Đồ thờ Phú Cường, để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất. Với lợi thế là làng nghề truyền thống lâu năm chuyên cung cấp, tư vấn cách bài trí bàn thờ Phật cho nhiều Phật tử. Chúng tôi tự tin có thể mang đến sản phẩm tượng phật A Di Đà bằng gỗ mít chạm khắc tinh xảo, linh thiêng và cao quý đảm bảo mọi gia đạo đều hài lòng tuyệt đối.
Các Sản phẩm mang thương hiệu tượng phật sơn đồng của chúng tôi được rất nhiều khách hàng đánh giá rất cao cả về mẫu mã lẫn chất lượng và thái độ phục vụ. Nhưng công ty chúng tôi vẫn luôn xem khách hàng là mục tiêu để cải thiện, phấn đấu và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chính vì vậy Đồ thờ Phú Cường đưa ra giá rất cạnh tranh và làm hài lòng tất cả khách hàng. Đồng thời, chúng tôi luôn luôn có những mẫu tượng phật mới theo kịp thị yếu. Đây là điều kiện để chúng tôi đến với khách hàng và cũng là phương châm phát triển của công ty chúng tôi.

Quy trình chế tác tượng phật của làng nghề sơn đồng

Loại gỗ thường hay được dùng để tạc tượng phật là gỗ mít. Loại gỗ này có đặc tính mềm dễ đục đẽo, trạm khắc rất bền ít bị nứt, gần như không bị sâu mọt và có ưu điểm nhất đó là ưa sơn. Thông thường gỗ của một cây mít già thường được đưa ra ao ngâm vài tháng, giúp gỗ loại bỏ đi một số chất và côn trùng trong thân cây. Sau đó, thân gỗ sẽ được vớt lên và để ra ngoài trời phơi cho kiệt nước thì mới tiến hành sử dụng. Lúc này, gỗ đã có thể được sử dụng để bóc vỏ và pha cắt làm tượng. Chú ý gỗ mít chỉ lấy phần lõi để làm tượng.
Người nghệ nhân tiến hành đo gỗ theo cỡ tượng thì chỉ việc đẽo bỏ đi phần thừa, nếu gỗ nhỏ mà tượng lớn thì phải ghép và làm mộng cho những chỗ này. Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng. Đục phác thảo những khối mũ (nếu có) rồi trán, mũi, môi, tai… Trên khuôn mặt tượng, người thợ cũng phân chia từng mảng, diện như khoảng cách giữa hai con mắt, từ chân tóc tới chân mày, chiều dài sống mũi, bề rộng cánh mũi, khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, độ dày của môi… Đặc biệt là tai Phật, phải tính đặt cân đối hợp lý trong khoảng cách từ chân tóc tới cằm. Làm sao phải thể hiện hiện được thần thái của đức phật khi tạc.
Sau khi đục phác lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu đục chi tiết, người thợ cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành nên một pho tượng đẹp. Cuối cùng là khâu gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết, sao cho các mảng các khối chân tay và các ngón khỏi dính vào nhau, nhất là phải thể hiện kỹ các đường lượn, mảng miếng. Gọt nạo là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn. Người nghệ nhân khi đục trạm khắc phải có cái tâm, phải tôn trọng sản phẩm vì đây là nghề tâm linh.
Tượng gỗ sau khi đục xong sẽ được phủ ra ngoài một lớp đất phù sa tinh luyện trộn với sơn ta, hom toàn bộ pho tượng rồi bó bằng sơn sống. Sau mỗi công đoạn đều phải mài tượng bằng đá và nước, cứ sơn lên rồi lại mài đi, rồi lại sơn lên… cứ thế lặp lại đến bao giờ thấy bề mặt tượng phật  phẳng nhẵn và mọng lên thì bắt đầu được sơn thếp. Lớp sơn then màu đen được phủ lên đầu tiên và được phủ nhiều lần để chúng ngấm cả vào lớp đất hom phủ trên bề mặt trước đó. Lớp sơn tiếp theo là lớp sơn cánh gián rất mỏng để dát vàng và bạc. Thông thường vàng và bạc được dát theo lối vẩy cá. Ở Việt Nam làng nghề mỹ nghệ sơn đồng nổi tiếng với nghề đục, trạm khắc tượng phật với nghệ thuật sơn son thếp vàng không ở đâu sánh bằng. Đây chính là điểm quan trọng để tạo nên thương hiệu đồ thờ sơn đồng vang tiếng khắp trong nước và ngoài nước hiện nay.

  7 Cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồ thờ phú cường:

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau, quý khách được kiểm tra mộc kỹ càng trước khi sơn thành phẩm
  • Hoa văn họa tiết chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian giao hàng đúng hẹn.
  • Bảo hành chất liệu gỗ:10 năm
  • Giá thành tốt nhất
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km tính từ Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.
Đặc biệt: Công Ty sẽ cử người đến tận nơi để tư vấn nếu quý khách ở gần, Nếu quý khách hàng ở xa chỉ cần để lại số điện thoại sẽ có nhân viên gọi điện tư vấn thiết kế mẫu mã, kiểu cách phù hợp với đặc trưng, bản sắc văn hóa làng xã, dòng họ hoặc từng cá thể gia đình.

Thông tin liên hệ:

Đồ thờ Phú Cường
Địa chỉ: Xóm Hàn – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Email: Sd.dotho@gmail.com
Hotline: 0946 839 111