Bất kỳ ai khi muốn làm đồ thờ tượng phật giả cổ thì không thể bỏ qua làng nghề nổi tiếng đó là làng nghề truyền thống Sơn Đồng tại Hoài Đức – Hà Nội. Đây là làng nghề truyền thống có lịch sử gần 1000 năm chuyên cung cấp đồ thờ tượng phật bằng gỗ và nổi bật nhất đó là nghề sơn son thếp vàng tinh sảo mà không ở nơi nào sánh bằng.
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng địa chỉ chuyên làm đồ thờ tượng phật sơn giả cổ
Nghề sơn son thếp vàng xuất hiện ở Việt Nam hàng ngàn năm trước và là nghề có nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, hiện nay nghề đã bắt đầu có chỗ đứng do người dân có nhu cầu lớn về trang trí đồ thờ tượng phật. Nhắc tới nghề sơn son thếp vàng thì gần như ai cũng nghĩ đến làng nghề truyền thống sơn đồng.
Sản phẩm đồ thờ tượng phật sơn son thếp vàng của Sơn Đồng được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên đỉnh cao nhất là nghệ thuật sơn son thếp vàng giả cổ tinh sảo thì hiện tại ở làng nghề Sơn Đồng chỉ có vài hộ kinh doanh là làm được. Những hộ gia đình làm đồ thờ tượng phật sơn giả cổ không truyền nghề ra ngoài mà chỉ lưu truyền từ đời cha sang đời con.
Đồ thờ Phú Cường địa chỉ chuyên phục chế, tô lý, làm mới đồ thờ tượng phật giả cổ
Đồ thờ Phú Cường là cơ sở sản xuất nổi bật tại làng nghề truyền thống Sơn Đồng chuyên sản xuất đồ thờ tượng phật bằng gỗ, không chỉ có vậy đây là một trong số ít cơ sở tại làng nghề truyền thống sơn đồng chuyên làm đồ thờ tượng phật sơn giả cổ tinh sảo.
Cơ sở chúng tôi chuyên nhận phục chế, tô lý các sản phẩm đồ thờ tượng phật bằng gỗ tại các ngôi đền, đình, chùa, nhà thờ họ, phòng thờ tư gia theo đúng yêu cầu khách hàng đưa ra.
Nếu quý khách có nhu cầu đặt đồ thờ tượng phật sơn giả cổ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau
Đồ thờ Phú Cường
Địa chỉ: Xóm hàn – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Email: Sd.dotho@gmail.com
Hotline: 0946.839.111
Quy trình sơn son thếp vàng giả cổ
Đồ thờ tượng phật khi đục xong phần mộc đã được khách hàng nghiệm thu sẽ được chuyển qua xưởng sơn. Tại đây sản phẩm sẽ được khò lửa và đánh giấy giáp cho nhẵn bề mặt
Sau đó sẽ được hom bằng sơn trộn với đất sét để chít các vết nứt trên gỗ. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót.
Tiếp theo, dùng sơn phủ lót lên sản phẩm, mỗi lần lót sơn xong sẽ dùng giấy nháp đánh nhẵn rồi lại tiếp tục lặp lại cho đến khi bề mặt nhẵn bóng. Quá trình này thường được lặp lại từ 3-5 lần.
Cuối cùng, nghệ nhân sẽ dát quỳ bạc lên lớp sơn khi còn ướt. Sau đó sẽ phủ 1 lớp sơn đã được pha theo công thức để ra được màu giả cổ.