Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Hiển thị 1–24 của 25 kết quả


Đôi nét về Phật Thích Ca

Phật Thích Ca Mâu Ni còn được dân gian gọi là Phật Tổ Như Lai. Ngài sinh ngày rằm tháng 4 cách đây 2640 năm tại nước Ấn Độ. Cha là Vua Tịnh Phạn, mẹ là Mẫu hậu MaZa. 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề.
Ngài trụ thế 80 tuổi, trong một đời của Ðức Phật, tùy theo trình độ của mọi người mà thuyết pháp giáo hóa, mãi đến khi Ngài nhập diệt,tổng cộng là 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các đệ tử kết tập chia ra làm năm thời:
  1. Thời thứ nhất nói Kinh Hoa Nghiêm Khi Phật mới thành Ðạo, ở tại cội Bồ Ðề, nói KINH HOA NGHIÊM 21 ngày. Vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao siêu mầu nhiệm của Ðạo Phật, chủ đích có hai điều: – Dẫn dắt các bậc Bồ Tát lên địa vị Ðẳng giác và Diệu giác. – Nêu bày giáo pháp rốt ráo của Như Lai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ mà thôi; Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe như đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Ðức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Ðại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo.
  2. Thời thứ hai Phật nói Kinh A Hàm Biết rằng: “Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp”, Ðức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ.
  3. Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Ðẳng. Ðạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thừa (A-la-Hán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Ðại thừa Phật giáo. Ấy là thời nói Kinh phương Ðẳng trọn 8 năm, dẫn dắc Tiểu thừa qua Ðại thừa.
  4. Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã. Ðến khi Ðức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Ðại thừa, nên Ngài chỉ bày Ðạo lý chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Ấy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm.
  5. Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp Hoa và Niết Bàn. Sự hóa độ một đời của Ðức Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác Ðại thừa Chánh pháp của Như Lai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Ấy là thời nói Kinh Pháp Hoa và Kinh Niết Bàn trọn 8 năm. Ðến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn.
Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết:

Hình dáng tượng phật thích ca mâu ni

Hình dáng đặc trưng: Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ “vạn”. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Chúng ta thường gặp hình ảnh phật thích ca 1 tay cầm bông hoa sen cũng có khi cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

Ngoài ra còn có tượng Phật Thích Ca sơ sanh. Tượng này hình một hài nhi đứng trên hoa sen, tay mặt chỉ lên, tay trái chỉ xuống. Đó là biểu thị một bậc thánh nhân xuất thế, vừa lọt lòng mẹ đã có những hành động siêu phàm.

Các nhân vật đi kèm Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp, vẻ mặt già, bên trái và A Nan Đà, vẻ mặt trẻ, bên phải. Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.

Nhiều ngôi chùa cũng phối thờ phật thích ca với hai vị bồ tát đó là phổ hiền bồ tát và văn thù sư lợi bồ tát.

Địa điểm uy tín chuyên đặt tạc tượng phật thích ca mâu ni bằng gỗ

Tượng phật thích ca mâu ni được bày bán rất nhiều chất liệu khác nhau như gỗ,  bằng đá, bằng gốm sứ, thạch cao hay composite. Tuy nhiên chất liệu gỗ được sử dụng phổ biến nhất. Nếu quý khách muốn đặt tượng phật thích ca bằng gỗ để cung tiến vào chùa hay thỉnh về thờ tại gia thì chất liệu gỗ thường dùng là gỗ mít sơn son thếp vàng.
Mặc dù hiện nay tượng Phật Thích Ca được bày bán, trưng bày tại rất nhiều cửa hàng, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm được 1 pho tượng ưng ý theo đúng kích thước ,mẫu mã và chất liệu gỗ mà mình mong muốn. Chính vì vậy việc tìm 1 cơ sở uy tín chuyên tạc tượng là điều mọi gia chủ đều quan tâm tìm hiểu.
Để giữ uy tín, và phát triển các sản phẩm đồ thờ tượng phật với khách hàng, chúng tôi đảm bảo khi bạn đặt tạc tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng gỗ mít, được chế tác, gia công sắc xảo và có giá trị tâm linh cao, thì chỉ có địa điểm duy nhất đó là công ty TNHH đồ gỗ mỹ nghệ Phú Cường có địa chỉ tại Làng nghề truyền thống Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.
Làng nghề Sơn Đồng là 1 làng cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm.
Người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn (sơn son thếp vàng), tạc tượng, mà còn chuyên cung cấp những mẫu bàn thờ đẹp, bộ hoành phi câu đối, cửa võng, đồ thờ cúng bài trí trong các gian thờ…cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình.
Nếu quý khách có nhu cầu hày liễn hệ với Đồ thờ Phú Cường, để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng nhất. Với lợi thế là làng nghề truyền thống lâu năm chuyên cung cấp, tư vấn cách bài trí bàn thờ Phật cho nhiều Phật tử. Chúng tôi tự tin có thể mang đến sản phẩm tượng phật Thích Ca bằng gỗ mít sơn son thếp vàng chạm khắc tinh xảo, linh thiêng và cao quý đảm bảo mọi gia đạo đều hài lòng tuyệt đối.
Các sản phẩm mang thương hiệu tượng phật sơn đồng của chúng tôi được rất nhiều khách hàng đánh giá rất cao cả về mẫu mã lẫn chất lượng và thái độ phục vụ. Nhưng công ty chúng tôi vẫn luôn xem khách hàng là mục tiêu để cải thiện, phấn đấu và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Chính vì vậy Đồ thờ Phú Cường đưa ra giá rất cạnh tranh và làm hài lòng tất cả khách hàng. Đồng thời, chúng tôi luôn luôn có những mẫu tượng phật mới theo kịp thị yếu. Đây là điều kiện để chúng tôi đến với khách hàng và cũng là phương châm phát triển của công ty chúng tôi.

Quy trình chế tác tượng phật của làng nghề sơn đồng

Loại gỗ thường hay được dùng để tạc tượng phật là gỗ mít. Loại gỗ này có đặc tính mềm dễ đục đẽo, trạm khắc rất bền ít bị nứt, gần như không bị sâu mọt và có ưu điểm nhất đó là ưa sơn. Thông thường gỗ của một cây mít già thường được đưa ra ao ngâm vài tháng, giúp gỗ loại bỏ đi một số chất và côn trùng trong thân cây. Sau đó, thân gỗ sẽ được vớt lên và để ra ngoài trời phơi cho kiệt nước thì mới tiến hành sử dụng. Lúc này, gỗ đã có thể được sử dụng để bóc vỏ và pha cắt làm tượng. Chú ý gỗ mít chỉ lấy phần lõi để làm tượng.
Người nghệ nhân tiến hành đo gỗ theo cỡ tượng thì chỉ việc đẽo bỏ đi phần thừa, nếu gỗ nhỏ mà tượng lớn thì phải ghép và làm mộng cho những chỗ này. Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng. Đục phác thảo những khối mũ (nếu có) rồi trán, mũi, môi, tai… Trên khuôn mặt tượng, người thợ cũng phân chia từng mảng, diện như khoảng cách giữa hai con mắt, từ chân tóc tới chân mày, chiều dài sống mũi, bề rộng cánh mũi, khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, độ dày của môi… Đặc biệt là tai Phật, phải tính đặt cân đối hợp lý trong khoảng cách từ chân tóc tới cằm. Làm sao phải thể hiện hiện được thần thái của đức phật khi tạc.
Sau khi đục phác lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, đến khâu đục chi tiết, người thợ cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành nên một pho tượng đẹp. Cuối cùng là khâu gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết, sao cho các mảng các khối chân tay và các ngón khỏi dính vào nhau, nhất là phải thể hiện kỹ các đường lượn, mảng miếng. Gọt nạo là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn. Người nghệ nhân khi đục trạm khắc phải có cái tâm, phải tôn trọng sản phẩm vì đây là nghề tâm linh.
Tượng gỗ sau khi đục xong sẽ được phủ ra ngoài một lớp đất phù sa tinh luyện trộn với sơn ta, hom toàn bộ pho tượng rồi bó bằng sơn sống. Sau mỗi công đoạn đều phải mài tượng bằng đá và nước, cứ sơn lên rồi lại mài đi, rồi lại sơn lên… cứ thế lặp lại đến bao giờ thấy bề mặt tượng phật  phẳng nhẵn và mọng lên thì bắt đầu được sơn thếp. Lớp sơn then màu đen được phủ lên đầu tiên và được phủ nhiều lần để chúng ngấm cả vào lớp đất hom phủ trên bề mặt trước đó. Lớp sơn tiếp theo là lớp sơn cánh gián rất mỏng để dát vàng và bạc.
Thông thường vàng và bạc được dát theo lối vẩy cá. Ở Việt Nam làng nghề mỹ nghệ sơn đồng nổi tiếng với nghề đục, trạm khắc tượng phật với nghệ thuật sơn son thếp vàng không ở đâu sánh bằng. Đây chính là điểm quan trọng để tạo nên thương hiệu đồ thờ sơn đồng vang tiếng khắp trong nước và ngoài nước hiện nay.

  7 Cam kết chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồ thờ phú cường:

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau, quý khách được kiểm tra mộc kỹ càng trước khi sơn thành phẩm
  • Hoa văn họa tiết chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian giao hàng đúng hẹn.
  • Bảo hành chất liệu gỗ:10 năm
  • Giá thành tốt nhất
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km tính từ Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội.
Đặc biệt: Công Ty sẽ cử người đến tận nơi để tư vấn nếu quý khách ở gần, Nếu quý khách hàng ở xa chỉ cần để lại số điện thoại sẽ có nhân viên gọi điện tư vấn thiết kế mẫu mã, kiểu cách phù hợp với đặc trưng, bản sắc văn hóa làng xã, dòng họ hoặc từng cá thể gia đình.

Thông tin liên hệ:

Đồ thờ Phú Cường
Địa chỉ: Xóm Hàn – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Email: Sd.dotho@gmail.com
Hotline: 0946 839 111